Nguồn gốc ra đời của kính áp tròng.

Việc sử dụng kính áp tròng thường xuyên, liệu bạn có tò mò nguồn gốc ra đời của kính áp tròng không? Cùng Blue Eyes tìm hiểu ngay dưới bài viết nhé!

1.Kính áp tròng là gì?

Kính áp tròng là loại thấu kính mỏng làm từ chất dẻo được đặt trực tiếp lên bề mặt con ngươi để điều chỉnh các tật khúc xạ của mắt. Kính áp tròng được coi là thiết bị y tế và được dùng để điều chỉnh các tật của mắt, dùng để đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ hay chữa bệnh về nhãn khoa.

2.Nguồn gốc ra đời của kính áp tròng

Năm 1888, Adolf Fick là người đầu tiên thành công trong việc chế tạo kính áp tròng làm từ thủy tinh thổi.

1500s - Leonardo da Vinci

Lịch sử kính áp tròng bắt đầu từ ý tưởng của Leonardo da Vinci, một trong những con người toàn tài nhất trên thế giới này đã có những nghiên cứu ban đầu về kính áp tròng từ những năm 1500. Bức họa ở trên được Leonardo da Vinci vẽ vào năm 1508 với một thấu kính nằm ở phía cuối của một ống và nước sẽ được sử dụng để tạo mặt cong tạo ra cảm giác y như đang nhìn bằng mắt thường. Ý tưởng kiểu như vậy được lặp lại vào năm 1820 khi Sir John Herschel, một nhà thiên văn học người Anh cho rằng có thể thu nhỏ thấu kính vẫn được sử dụng vào các công việc khác thành loại kính có thể đặt được vào mắt người thường. Phải tới năm 1887, kính áp tròng đầu tiên đã được sản xuất bởi nhà vật lý người Đức có tên là Adolf Eugen Fick. Kính này đã được thử nghiệm trên thỏ và sau đó là trên chính mắt của Fick. Tuy vậy, kính áp tròng thời kỳ này vẫn còn tương đối rộng và chưa thực sự vừa với mắt nên không thể dùng được trong một thời gian lâu mà chỉ dùng được trong khoảng thời gian ngắn. Tới thập niên 1930s, kính được làm bằng nhựa plastic cùng với thủy tinh đã được phát minh ra và sau đó là kính áp tròng thế hệ mới được sử dụng rộng rãi hiện nay (được chế tạo bởi nhà hóa học người Tiệp Otto Wichterle).

Nguồn gốc ra đời của kính áp tròng

Trên thực tế, kính của Leonardo da Vinci vẽ ra không thể coi là kính áp tròng mà chỉ được coi là thiết bị quang học được sử dụng sát với mắt để tăng thị lực. Tuy vậy, tầm nhìn về khoa học của Leonardo da Vinci thì không phải bàn cãi. Tiếp theo phát minh có tính đột phá của Otto Wichterle làm cho kính áp tròng thuận tiện và dễ sử dụng hơn thì ngày nay kính áp tròng vẫn được cải tiến liên tục. Không chỉ cải thiện thị lực, kính áp tròng giúp mắt chống lại tia cực tím/tử ngoại có hại và giúp cho người sử dụng có thể đổi màu mắt một cách dễ dàng.Kính áp tròng ngày càng được hoàn thiện về cấu trúc hoá học, thời gian sử dụng, độ an toàn và thuận tiện nhất trên thị trường. Hiện nay các loại kính áp tròng dài ngày đã dần được thay thế bằng kính áp tròng sử dụng 1 ngày bởi sự tiện lợi của nó.

Hiện nay có 140 triệu người trên thế giới (31-42 triệu người ở Mỹ và 15 triệu người ở Nhật) sử dụng kính áp tròng[

3.Sự ra đời của cặp kính áp tròng hiện đại

Chắc hẳn bạn đọc cũng nhận ra vấn đề thiết yếu nhất cần phải khắc phục của những cặp kính trên, đó là vẫn không có đủ oxy đến giác mạc để chúng ta có thể đeo kính trong một khoảng thời gian dài. Vào đầu những năm 1950, một nhà khoa học người Séc đã đưa ra giải pháp để khắc phục việc này.  Otto Wichterle đã thử nghiệm một loại nhựa mới, tên là hydrogel, nó mềm, dẻo nhưng vẫn có thể định hình và đúc khuôn. Đây chính là nguyên liệu cho những chiếc kính áp tròng mềm đầu tiên cho phép oxy đến mắt.

 Sự ra đời của cặp kính áp tròng hiện đại

Tuy nhiên, phải mất đến một thập kỷ sau Bausch và Lomb mới được cấp quyền sử dụng sáng chế của Otto Wichterle, hydrogel và đưa vật liệu này lên một tầm cao mới, chế tạo ra bề mặt thấu kính nhất quán và sau đó vào năm 1998, Ciba Vision giới thiệu silicon hydrogel cung cấp tính thấm oxy rất cao. Silicon chính là thành phần chính của kính áp tròng ngảy nay.

Cứ như vậy, trong 21 năm tiếp theo, kính áp tròng tiếp tục được cải thiện, quan trọng nhất là về tính thấm oxy, cho phép mắt được thở. Ngày nay, kính áp tròng đã được cải tiến thành hình dạng nhỏ gọn, trọng lượng nhẹ tạo cảm giác thoải mái khi đeo cũng như có thể đeo được trong nhiều giờ đồng hồ. Hơn nữa, kính còn có nhiều màu sắc khác nhau, độ giãn tròng to nhỏ, cho người sử dụng thoải mái biến hóa con ngươi. 

4. Một số nguyên tắc vệ sinh cơ bản kính áp tròng

Một số nguyên tắc vệ sinh cơ bản kính áp tròng

  1. Vệ sinh bàn tay sạch khi tháo lắp kính, kiểm tra mắt kính còn trong bao bì,còn hạn dùng có bị biến dạng hay không ?
  2. Tuân thủ thời gian quy định đeo kính áp tròng
  3. Sử dụng dung dịch rửa kính theo đúng tiêu chuẩn nhà sản xuất hoặc theo đúng lời khuyên bác sĩ. Nên sử dụng dung dịch rửa theo hai bước nhằm giảm thiểu ký sinh trùng acanthamoeba
  4. Vệ sinh sạch hộp đựng kính(áp dụng cho kính dùng dài ngày)
  5. Thay hộp mới theo quy định hãng sản xuất hoặc 4 tuần 1 lần.

Truy cập vào trang web Blue Eyes để ngắm những mẫu kính áp tròng hiện đại sang xịn mịn ngay nhé!

---------------------------------------------------

BLUE EYES - KOREA CONTACT LENS

Liên tục tuyển sỉ, tuyển đại lý phân phối.

- Tel: 0965.039.030

- Add: Imperia 423 Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội.

- IG: lens.blueeyes

-Fanpage: Blue Eyes

-Website: blue-eye.vn

Bạn đang xem: Nguồn gốc ra đời của kính áp tròng.
Bài trước Bài sau
popup

Số lượng:

Tổng tiền: