So sánh kính áp tròng và kính gọng

Kính áp tròng

Kính áp tròng là loại thấu kính mỏng, có dạng cong, được làm từ chất dẻo, đặt trực tiếp lên bề mặt giác mạc của mắt, nhằm mục đích điều chỉnh về tật khúc xạ. Kính áp tròng được xem là thiết bị y tế, ngoài mục đích điều chỉnh khúc xạ, nó còn đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ hoặc điều trị các bệnh về mắt như bệnh giác mạc chóp, …Kính áp tròng có 2 dạng: cứng và mềm.

Kính áp tròng cứng (RGP): ban đầu được tạo ra từ chất liệu Polymethyl methacrylate (PMMA hoặc Perspex/ Plexiglas), được gọi chung là kính cứng. Nhược điểm chính là nó không cho oxygen thấm xuyên qua giác mạc, đây là nguyên nhân gây ra 1 số triệu chứng gây khó chịu cho mắt và có thể gây hại cho mắt.

Bắt đầu những năm 1970, kính áp tròng được cải tiến về chất liệu thấm khí cho đến ngày nay.

  • Kính áp tròng cận thị cứng có thể thay đổi bề mặt tự nhiên của giác mạc bằng một bề mặt khúc xạ mới, điều này đồng nghĩa với việc điều chỉnh một số tật khúc xạ của mắt, như cận thị và loạn thị (Ortho-K). Kính cứng cũng điều chỉnh được loạn thị không đều trên giác mạc, ví dụ như bệnh giác mạc chóp (Keratoconus), đa số các trường hợp giác mạc chóp việc đeo kính cứng (Scleral-Lens) đều cải thiện thị lực nhiều hơn là kính gọng thông thường.
  • Về kích thước: các loại kính áp tròng cứng điều trị cận thị, loạn thị đều có kích thước nhỏ hơn đường kính giác mạc. Riêng loại kính điều trị giác mạc chóp có đường kính lớn hơn đường kính giác mạc, bao phủ luôn cả vùng rìa củng mạc nhằm tăng cường điều chỉnh loạn thị không đều, nên thường gọi là kính củng mạc.

Kính áp tròng mềm: Trong khi kính cứng ra đời hơn 120 năm trước, nhưng kính mềm chỉ phát triển trong thời gian gần đây. Trong những năm 1960, Otto Wichterle đã tiên phong trong việc chế tạo kính áp tròng mềm từ chất liệu hydrogel, và được FDA của Mỹ chấp nhận sử dụng, và được gọi là kính áp tròng mềm hàng ngày (daily).

Năm 1998, silicone hydrogel đã trở thành chất liệu phổ biến trong việc chế tạo kính áp tròng mềm nhờ vào tính thấm oxy của silicone. Chính vì vậy kính áp tròng mềm luôn luôn được bảo quản trong dung dịch nhằm đảm bảo trạng thái ẩm ướt khi dùng.

Một biến thể của kính áp tròng mềm là kính giãn tròng, chỉ dùng cho mục đích thẩm mỹ, tạo ra cảm giác mắt to, sâu do kính được nhuộm tối màu vùng rìa.

Kính có gọng

Kính gọng là loại kính phổ biến nhất hiện nay, ra đời từ rất lâu, những thế kỷ trước công nguyên, và được cải tiến dần đến ngày nay được phát triển rất đa dạng, phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau, trong đó việc điều chỉnh tật khúc xạ của mắt thì tỉ lệ đeo kính gọng vẫn chiếm ưu thế.

 

Nên lựa chọn loại kính nào

Việc lựa chọn kính áp tròng (Contact Lens) hay kính gọng (Glasses) tùy thuộc vào sở thích cá nhân của mỗi người. Với phong cách sống hiện đại, sự thoải mái tiện lợi, cũng như khả năng tài chính và kể cả tính thẩm mỹ sẽ ảnh hưởng đến quyết đinh lựa chọn đeo kính gọng hay kính áp tròng.

Kính gọng hay kính áp tròng đang là câu hỏi khiến nhiều người phải đắn đo trong việc chọn lựa. Trước quyết định chọn đeo loại kính nào, bạn nên nhớ và chú ý rằng không loại nào tốt hơn loại nào, mỗi loại kính có những ưu và nhược điểm đối với mắt, thị lực và sự tiện dụng.

Kính gọng thường có nhiều lợi ích hơn so với kính áp tròng, ít đòi hỏi phải vệ sinh và bảo quản, không tác động trực tiếp vào mắt khi đeo (vì đây là yếu tố nguy cơ gây chấn thương và viêm nhiễm tại mắt), và kính gọng lại rẻ hơn kính áp tròng khi đeo thời gian dài vì không cần phải thay thế thường xuyên.

Bên cạnh đó, kính áp tròng cũng có nhiều ưu điểm hơn so với kính gọng, vì kính áp tròng đặt trực tiếp lên giác mạc nên thị lực, đặc biệt là thị lực ngoại biên (thị trường) không bị giới hạn như kính gọng. Các hoạt động thể thao, hoạt động ngoài trời luôn là điểm thú vị khi mang kính áp tròng.

Đôi khi cũng có thể thay đổi màu mống mắt theo nhu cầu thẩm mỹ bằng kính giãn tròng. Như vậy, ưu nhược điểm của kính áp tròng và kính gọng còn phụ thuộc vào sự lựa chọn của mỗi cá nhân, theo bảng liệt kê sau:

Kính áp tròng

Ưu điểm Nhược điểm
–         Tạo được vùng nhìn ngoại vi rộng , tự nhiên nhất.  

–         Thoải mái trong hoạt động thể thao, hoạt động ngoài trời. –         Hạn chế mọi chấn thương vào mắt như kính gọng khi bị sang chấn. –         Có thể đổi màu mắt theo sở thích thẫm mỹ với kính áp tròng màu.

Cần có quá trình tập luyện, làm quen trong thao tác đeo vào và lấy ra.  

–   Kính áp tròng gây khô mắt khi đeo lâu dài. 

–    Khi làm việc trên máy tính thường xuyên, việc đeo kính áp tròng cũng góp phần gây ra hội chứng thị lực máy tính (Computer Vision Syndrome)

.–  Đòi hỏi sự bảo quản cẩn thận để tránh mọi nguy cơ gây viêm nhiễm tại mắt.

Kính gọng

Ưu điểm Nhược điểm
–         Tránh được các yếu tố nguy cơ gây viêm nhiễm do kính không tiếp xúc trực tiếp lên giác mạc.  

–         Đeo kính gọng không làm ảnh hưởng đến tình trạng khô mắt đã có trước đó. –         Kính gọng có chi phí rẻ hơn khi đeo thời gian dài, không cần phải thay thế thường xuyên (trừ khi bị vỡ). –         Đa dạng mẫu mã hợp thời trang. –         Kính gọng cũng bảo vệ mắt tránh các tác nhân ngoại lai như gió, bụi, …

–         Vì mặt kính cách giác mạc khoảng 12mm nên thị lực ngoại vi bị thu hẹp hoặc biến dạng.  

–         Một số người cảm thấy chóng mặt, đau đầu khi đeo kính gọng. –         Nguy cơ sang chấn mắt từ những mảnh kính bị vỡ do chấn thương. –         Thị lực sẽ bị ảnh hưởng khi đeo kính gọng trong điều kiện thời tiết ẩm ướt, sương mù, trời mưa.

 

Lý do bạn nên chọn kính áp tròng thay vì gọng kính

Tuy nhiên, nếu để đánh giá khách quan thì kính áp tròng vẫn có nhiều ưu điểm hơn so với gọng kính. Đặc biệt, xu hướng người dùng hiện nay đang dần chuyển sang kính áp tròng.

Do tính chất công việc thường xuyên phải di chuyển việc đeo kính áp tròng trực tiếp vào mặt sẽ mang lại nhiều tiện lợi hơn.

6 lợi ích dưới đây chắc chắn sẽ thuyết phục bạn phải sở hữu ngay cho mình một chiếc kính áp tròng:

Phù hợp với những người năng động


Đeo kính áp tròng thoải mái vận động

Những người thường xuyên phải di chuyển, vận động thể dục thể thao, thì một chiếc kính áp tròng là không thể thiếu. Trong khi đó, sử dụng gọng kính khiến bạn phải chú ý nó thường xuyên vì sợ rơi vỡ và cản trở tầm nhìn của bạn.

Ngoài ra, khi sử dụng kính áp tròng bạn có thể kết hợp với kính hay mũ bảo hộ mà không sợ kính áp tròng vướng hay cản trở.

Mang lại tầm nhìn rõ hơn

Kính áp tròng tiếp xúc trực tiếp với giác mạc của mắt, nằm gọn bên trong mắt. Chính vì vậy, kính áp tròng không gây cản trở tầm nhìn của bạn.

Cùng với đó, kính cũng không bị mờ, nhòe khi trời mưa hoặc sương mù. Bạn cũng không cần phải lo lắng nếu kính bị trầy xước.

Tô điểm cho đôi mắt

Hiện nay, nhiều nhà sản xuất đã cho ra mắt những dòng kính áp tròng với thiết kế và màu sắc đa dạng. Người dùng có thể thay đổi màu sắc mắt nhanh chóng bằng kính áp tròng.

Chắc chắn đây sẽ giúp bạn nổi bật và mới lạ hơn khi xuất hiện trước đám đông đấy.

Thoải mái trang điểm mắt

Trang điểm mắt là sở thích của nhiều cô gái, việc sử dụng kính gọng có thể che khuất lớp trang điểm trên mắt. Chính vì vậy, kính áp tròng là một lựa chọn phù hợp cho những cô nàng thường xuyên trang điểm.

Thoải mái

Khi bạn đã quen với kính áp tròng, sẽ không còn cảm thấy sự hiện diện của kính nữa. Bạn có thể thoải mái làm việc, vận động mà không sợ kính rơi rớt. Hiện nay, kính áp tròng cũng có nhiều dòng hỗ trợ cho những người thường xuyên bị khô mắt. 

Cuộc sống dễ dàng hơn


Kính áp tròng không bị ảnh hưởng bởi thời tiết

Khi đeo gọng kính, bạn luôn luôn phải chú ý vì sợ kính rơi vỡ. Đối với kính áp tròng, mọi hoạt động trong cuộc sống sẽ dễ dàng hơn.

Bạn có thể đi xe mà không sợ gió làm bay kính, cúi xuống nhặt đồ cũng không sợ rớt kính, mắt cũng không bị khó chịu khi ánh sáng mặt trời chiếu vào tròng kính,…

Bạn đang xem: So sánh kính áp tròng và kính gọng
Bài trước Bài sau
popup

Số lượng:

Tổng tiền: